Fyro Design ra mắt dịch vụ thông báo website TMĐT với Bộ Công Thương cho mọi cá nhân, tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam. LH 0909.144.990 để biết thêm chi tiết.
Lưu ý: Bài viết này đã được đăng ký bảo hộ nội dung trên DMCA (Xem chi tiết tại đây), cấm sao chép dưới mọi hình thức.
Báo giá dịch vụ thông báo website thương mại điện tử với Bộ Công Thương của Fyro Design
Sau khi hoàn tất việc thiết kế website và xuất bản trực tuyến, bạn cần tiến hành thủ tục thông báo website với Bộ Công Thương ngay lập tức để tránh các rủi ro pháp lý trong tương lai, và quá trình này có thể xử lý dễ dàng, nhanh chóng với Dịch vụ thông báo website với Bộ Công Thương của Fyro Design.
Chi tiết về dịch vụ này như sau:
Đơn giá | 1 triệu đồng / website |
---|---|
Loại logo | Màu xanh dương có gắn link dẫn đến trang xác nhận trên Hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử |
Thời điểm đăng ký | Ngay sau khi hoàn tất khâu xây dựng website |
Thời gian thực hiện | Từ 1 – 3 tuần |
Vì sao nên chọn dịch vụ của Fyro Design?
- Đánh giá, phân loại Website chính xác dựa theo quy định Bộ Công Thương.
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ cụ thể, rõ ràng và hợp lệ.
- Mức phí dịch vụ tốt, hợp lý.
Quy trình cung cấp dịch vụ thông báo website với Bộ Công Thương của Fyro Design
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin của khách hàng. Fyro sẽ tư vấn chi tiết bộ hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị để đăng ký dịch vụ.
- Bước 2: Khách hàng gửi hồ sơ hợp lệ cho Fyro và thanh toán phí dịch vụ.
- Bước 3: Fyro tiến hành đăng ký thông tin và nộp hồ sơ trên hệ thống của Bộ Công Thương.
- Bước 4: Sau khi có kết quả, Fyro sẽ gửi cho bạn logo màu xanh lá và đường link dẫn đến trang kết quả trên website của Bộ Công Thương.
Thông tin liên hệ Fyro Design
- Website: Fyrodesign.com
- Hotline: 0352 940 941
- Zalo: Zalo.me/0352940941
- Email: fyrodesign@gmail.com
Câu hỏi thường gặp
Loại website nào cần thông báo cho Bộ Công Thương?
Các website e-commerce phục vụ mục đích bán hàng
Theo khoản 8 điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử:
Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Như vậy, dù có bán hàng trực tiếp trên website hay không, chỉ cần website do các cá nhân, tổ chức, thương nhân tự xây dựng để phục vụ hoạt động truyền thông quảng bá, xúc tiến thương mại, mua bán hàng hóa hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ của mình thì website đó cũng được xếp vào loại website e-commerce phục vụ mục đích bán hàng.
Nói cách khác, ngay cả khi website chỉ nhằm mục đích giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty mà không có chức năng đặt hàng, thanh toán online thì bạn vẫn phải phải thông báo với Bộ Công Thương.
Ứng dụng di động phục vụ mục đích bán hàng
Tương tự, các ứng dụng di động thuộc thể loại thương mại điện tử được xây dựng để phục vụ hoạt động Marketing, truyền thông quảng cáo, mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ cũng phải thông báo với Bộ Công Thương.
Loại website nào cần đăng ký với Bộ Công Thương?
Các website cung cấp dịch vụ e-commerce
Đây là các website thuộc loại thương mại điện tử do tổ chức, thương nhân xây dựng để cung cấp nền tảng cho các bên khác tiến hành hoạt động thương mại trên đó.
Website cung cấp dịch vụ e-commerce bao gồm các loại: Sàn giao dịch thương mại điện tử (VD: Shopee, Lazada, Tiki, Chợ Tốt…), Website khuyến mại trực tuyến (VD: Hotdeal, Chanh Tươi…), Website đấu giá trực tuyến (VD: Bid.Pavietnam.vn).
Ứng dụng di động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Là các ứng dụng di động có chức năng e-commerce do tổ chức, thương nhân xây dựng để cung cấp nền tảng cho các bên khác tiến hành hoạt động thương mại trên đó, bao gồm các ứng dụng marketplace (VD: ứng dụng Shopee, Lazada, Tiki…), ứng dụng đấu giá trực tuyến và ứng dụng khuyến mại trực tuyến.
Vì sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương?
Tuân thủ theo quy định của bộ công thương
Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử ban hành ngày 16/05/2013, thông tư số 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử ban hành ngày 05/12/2014, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm ban hành ngày 15/11/2013, yêu cầu tất cả các website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.
Nâng cao uy tín của website doanh nghiệp
Đối với các website TMĐT sau khi đăng ký và thông báo thành công, chủ sở hữu sẽ được cấp logo kèm liên kết xác nhận trên Hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương, giúp khách hàng dễ dàng xác nhận website đang xem là chính chủ.
Ngoài ra, sản phẩm dịch vụ trên website cũng đã được xác nhận là hợp pháp, giúp khách hàng yên tâm mua sắm mà không lo vi phạm sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa bị cấm kinh doanh.
Phân biệt các loại logo chứng nhận
- Logo màu xanh: dành cho website, ứng dụng TMĐT tự bán các sản phẩm dịch vụ của chính công ty mình.
- Logo màu đỏ: dành cho các website, ứng dụng TMĐT thuộc thể loại sàn TMĐT, trang web khuyến mại, đấu giá.
Mất bao lâu để hoàn thành việc thông báo?
Tùy thuộc vào từng website, nhưng thông thường sẽ mất từ 1 tuần cho đến 3 tuần để hoàn thành việc thông báo website với Bộ Công Thương.
Không thông báo với Bộ Công Thương bị phạt như thế nào?
Cá nhân, tổ chức, thương nhân không thông báo website với Bộ Công Thương sẽ bị phạt từ 1 đến 30 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm
Kinh doanh nhỏ lẻ dạng cá nhân có cần phải thông báo với Bộ Công Thương hay không?
Có, bất kể quy mô hoạt động kinh doanh ra sao, nếu bạn đang sở hữu website thì bắt buộc phải thông báo cho Bộ Công Thương theo đúng quy định của pháp luật.